
Bản chất khi học 1 ngôn ngữ
Ngôn ngữ có 3 tầng lớp:
- Tầng 1 : gồm các quy tắc, quy luật, công thức của ngôn ngữ : Ngữ pháp (Syntax)
- Tầng 2 : gồm các tầng ý nghĩa của ngôn ngữ : Ngữ nghĩa (Semantics)
- Tầng 3 : sâu nhất, khó nhất để thành thạo : Ngữ dụng (Pragmatics)
Muốn đạt tầng lớp 3, các bạn phải dùng ngữ pháp và ngữ nghĩa đúng với bối cảnh và thói quen sử dụng trong đời thật.
Đa số các bạn chỉ học Ngữ pháp từ sách, học Ngữ nghĩa qua tra từ điển thì chỉ dừng ở 2 tầng lớp đầu.
Do đó, các bạn phải đọc, nghe, nói, viết nhiều, đều đặn hàng ngày thì mới thông thạo sâu đến tầng thứ 3 của ngôn ngữ được.

Ngữ pháp là tầng 1 trong học ngôn ngữ
Lưu ý:
Nếu các bạn chỉ dừng ở 2 tầng lớp đầu thì sẽ dễ rơi vào
Sai dụng ngữ : khi ngữ pháp đúng, có thể hiểu được ngữ nghĩa, nhưng lại không ai nói và viết như vậy trên thực tế.
Ví dụ:
Một số tiến sỹ về trí tuệ nhân tạo chuyên luyện cho máy tính xử lý dữ liệu ngôn ngữ đều nói:
Luyện cho máy dùng đúng ngữ pháp là chuyện quá nhỏ, luyện cho dùng đúng từ cũng không khó.
Khó nhất là làm sao dạy cho máy hiểu tại sao khi khen một người là:
“Bạn có khuôn mặt rất xinh đẹp” chứ không phải “Bạn có bố cục mặt thật đẹp.”
—–
Chia sẻ thêm:
Riêng trẻ nhỏ thì đi ngược người học ngôn ngữ, chúng không quan tâm đến lớp ngữ pháp, nhưng đến tuổi đi học thì đa phần đều dụng ngữ tốt dù chưa biết viết (Đi ngược từ Tầng 3 lên). Còn người học thường đi từ Tầng 1 xuống, thường phải học ngữ pháp trước mới dụng ngữ thành công.
Một bên là quá trình đắc thụ tự nhiên ngôn ngữ, Một bên là quá trình học và tập. 2 quá trình này bản chất là khác nhau nhiều.
——–
Nguồn: Dr. QR
Hồng Vân