
BẢO VỆ DỮ LIỆU, CÀI ĐẶT VÀ GỠ BỎ PHẦN MỀM

BẢO VỆ DỮ LIỆU TRÊN MÁY TÍNH
1. Một số tình huống gây mất dữ liệu, hỏng tệp dữ liệu và tác hại của các sự cố đó.
a. Các nguyên nhân gây mất dữ liệu, hỏng tệp dữ liệu trên máy tính:
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến mất dữ liệu, hỏng tệp dữ liệutrên máy tính nhưng nhìn chung có các nguyên nhân chính sau đây:
- Lỗi thiết bị phần cứng: đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến mất dữ liệu, chiếm khoảng 44%. Lỗi phần cứng có thể xảy ra do có sự bất thường về dòng điện (Ví dụ : cắm sai nguồn điện, để máy tính nơi ẩm thấp, bị ngập nước) dẫn đến làm hỏng ổ cứng hoặc thiệt hại về vật lý của thiết bị lưu trữ…
- Lỗi phần mềm: chiếm khoảng 21%, nguyên nhân do virus phá hoại, phần mềm độc hại, hệ điều hành không thường xuyên cập nhật bản nâng cấp vá lỗi thường xuyên, sử dụng mật khẩu không an toàn, …
- Lỗi người sử dụng: chiếm khoảng 32%, nguyên nhân do người sử dụng thao tác không đúng cách như: xóa nhầm, format hay fdisk khi chưa sao lưu dữ liệu, …
- Do virus phá hỏng hoặc mã hóa: các loại virus có thể phá hỏng dữ liệu hoặc virus có thể mã hóa các dữ liệu của bạn để tống tiền.
b. Tác hại của sự cố mất dữ liệu, hỏng tệp dữ liệu trên máy tính:
- Mất thời gian công sức để khôi phục dữ liệu: Việc khôi phục lại dữ liệu của người dùng bị mất phụ thuộc vào việc sao lưu dữ liệu đó. Dữ liệu đã sao lưu càng cũ thì càng mất thời gian và công sức để tạo lại dữ liệu mới. Nếu có tệp dữ liệu không được sao lưu thì chi phí về thời gian và công sức để tạo lại chúng sẽ rất lớn.
- Mất chi phí lớn để khôi phục dữ liệu: Các tổ chức doanh nghiệp có thể phải chịu chi phí lớn để phục hồi dữ liệu hoặc thuê chuyên gia để xử lí sự cố.
- Ảnh hưởng đến uy tín: Uy tín của cá nhân, tổ chức bị ảnh hưởng khi mất dữ liệu, còn bị đánh giá là thiếu cẩn trọng, thiếu trách nhiệm hoặc thiếu hiểu biết trong việc sao lưu, bảo vệ dữ liệu, phòng chống vius.
- Gây gián đoạn công việc và học tập: mất dữ liệu có thể làm gián đoạn việc học tập, gây lo lắng, ảnh hưởng xấu đến tinh thần.
- Vi phạm quy định của pháp luật: Thông tin của khách hàng được bảo mật theo quy định của luật bảo vệ người tiêu dùng. Việc lộ thông tin của khách hàng có thể bị xử phạt hành chính, hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
Vậy để phòng chống các sự cố mất dữ liệu, hỏng tệp dữ liệu trên máy tính cần thực hiện các biện pháp như sau :
1. Sử dụng dịch vụ Google Drive

Cài đặt phần mềm Google Drive trên máy tính
Bước 1. Tải phần mềm Google Drive trên địa chỉ : https://www.google.com/drive/download/ và chọn lệnh “tải cho máy tính Drive dành cho máy tính”

Bước 2. Cài đặt phần mềm bằng cách nhấn đúp chuột vào tệp GoogleDriveSetup.exe; Sau khi cài đặt xong sẽ có biểu tượng xuất hiện như trong Hình 1.

* Sao lưu và đồng bộ dữ liệu giữa máy tính và Google Drive
Bước 1. Nhấp đúp chuột vào biểu tượng Google Drive để đăng nhập, thông qua tài khoản Gmail.
Bước 2. Tạo ổ đĩa ảo Google Drive bằng cách:
– Nháy chuột phải vào biểu tượng Google Drive à chọn Cài đặt và chọn Preferences như Hình 2.

– Đối với máy tính để bàn : Chọn My Computer (Hình 3); Hoặc chọn My Laptop (đối với máy tính xách tay) và Chọn thư mục trên máy tính làm ổ đĩa ảo Google Drive.

– Chọn Google Drive (Hình 3) và chọn Mirror files : để lưu dữ liệu cả trên đám mây cùng trên máy tính; hoặc chọn Stream files để chỉ lưu dữ liệu trên đám mây.
Sau thiết lập, ổ đĩa ảo xuất hiện như trong Hình 4. Để sao lưu dữ liệu, thực hiện sao chép dữ liệu đó vào thư mục My Drive. Hệ thống sẽ tự đồng bộ khi máy tính kết nối với Internet.

* Khôi phục dữ liệu trên máy tính từ dữ liệu đã lưu trên Google Drive
– Cài đặt lại dịch vụ Google Drive trên máy tính khác, thực hiện lại các bước sao lưu và đồng bộ dữ liệu giữa máy tính và Google Drive. Hệ thống sẽ tự động đồng bộ dữ liệu về máy tính khi có kết nối mạng Internet.
2. Sử dụng File History của Windows
Sao lưu dữ liệu bằng File History
Bước 1. Kết nối ổ đĩa ngoài (chứa dữ liệu cần sao lưu) với máy tính.
Bước 2. Nhập từ khóa tìm kiếm “Control Panel” trên thanh Taskbar. Chọn mở cửa sổ Control Panel.

Bước 3. Tiếp tục chọn System anh Security và chọn File History

Bước 4. Trong cửa sổ File History, chọn lệnh Run now để sao lưu dữ liệu:

– Lệnh Turn off hoặc Turn on dùng để tắt hoặc bật chế độ sao lưu.
– Nếu muốn chọn ổ đĩa logic trong máy tính để chứa dữ liệu sao lưu, chọn Select Drive để thiết lập thay đổi.
* Khôi phục dữ liệu bằng File History
Bước 1. Kết nối ổ đĩa ngoài (chứa dữ liệu đã sao lưu) vào máy tính. Bước này có thể bỏ qua nếu dữ liệu được sao lưu bởi ổ đĩa logic trong máy tính.
Bước 2 và Bước 3: Thực hiện như Bước 2 và Bước 3 của mục a.
Bước 4. Trong cửa sổ ứng dụng File History, chọn lệnh Restore personal files

Cửa sổ lưu các phiên bản sao lưu xuất hiện như hình. Khi đó chọn thư mục, tệp cần khôi phục và nháy nút


3. Sử dụng phần mềm diệt virus để bảo vệ dữ liệu
* Hệ điều hành Windows 11 có sẵn phần mềm diệt virus Windows Security.
a.Thiết lập chế độ tự động phòng chống virus trong Windows Security.
Bước 1. Mở cửa sổ Windows security bằng cách nháy đúp chuột lên biểu tượng trên thanh taskbar như hình.

Bước 2. Thiết lập chế độ tự động phòng chống virus.
– Trong cửa sổ tiếp theo, chọn biểu tượng cái khiên và chọn Manager settings



b. Sử dụng Windows security để kiểm tra và phát hiện virus
– Quét nhanh: Mở cửa sổ Windows security rồi chuyển vào cửa sổ Virus & threat protection (Hình 3a). Ở vùng Current threats, chọn lệnh Quick scan để thực hiện việc quét nhanh virus các tệp hệ thống và các phần mềm đang chạy.
– Thực hiện quét toàn bộ: quét tất cả các tệp/ thư mục trên máy tính chọn Scan option và lựa chọn như sau:
+ Quick scan: quét tệp hệ thống và chương trình đang chạy
+ Full scan: quét tất cả các tệp/thư mục có trên máy tính.
+ Custom scan: quét các tệp/thư mục được lựa chọn.
+ Offline scan: khởi động lại máy tính để quét virus trước khi virus được kích hoạt trở lại.

4. Sử dụng nén và giải nén có sử dụng mật khẩu để bảo vệ dữ liệu
a. Cài đặt phần mềm winrar
– Tải winrar ở trang sau: https://www.win-rar.com, chọn phiên bản phù hợp.
– Cài đặt winrar theo hướng dẫn của phần mềm.
b. Nén tệp/thư mục với mật khẩu
– Chọn một hay một số tập/thư mục cần nén.
– Nháy chuột phải vào một tệp/thư mục đã chọn, chọn lệnh Add to archive.

– Nhập tên tệp nén trong ô Archive name (1).
* Để đặt mật khẩu cho tệp/thư mục nén, chọn lệnh Set password (2) và nhập 2 lần cùng một mật khẩu, sau đó chọn OK để hoàn tất việc nén.
c. Giải nén tệp có mật khẩu
– Nháy chuột phải vào tệp cần giải nén, chọn :

+ Lệnh Extract files (1) để giải nén đến một thư mục được lựa chọn
+ Hoặc chọn lệnh Extract Here (2) để giải nén vào thư mục hiện thời
+ Hoặc chọn lệnh Extract to “Tên thư mục” (3) để giải nén đến thư mục đã chỉ ra.
– Cuối cùng, nhập mật khẩu để giải nén nếu trước đó tệp được nén với mật khẩu này.