
HỌC TỪ VỰNG CÙNG PHƯƠNG PHÁP “SPACED REPETITION”
Trong quá trình học bất cứ ngoại ngữ nào, từ vựng luôn đóng một vai trò quan trọng. Người học sẽ không thể diễn đạt ý tưởng của họ nếu không có từ vựng và ngược lại, quá trình tiếp thu thông tin cũng bị cản trở nếu không có vốn từ vựng đủ nhiều. Theo tiến sĩ A.J Hoge, tác giả phương pháp Effortless English, con số ấy sẽ rơi vào khoảng 10,000 – một số lượng khổng lồ đối với người vừa bắt đầu học Tiếng Anh và đòi hỏi quá trình tích lũy dài lâu. Do đó, việc nắm được bí quyết học từ vựng nhanh và hiệu quả sẽ quyết định trực tiếp đến sự tiến bộ trong quá trình học ngoại ngữ.
Một trong những phương pháp học từ vựng có lịch sử phát triển lâu đời dựa trên những nghiên cứu về não bộ con người là “Spaced Repetition System” hay còn gọi là Spaced Repetition (Lặp lại ngắt quãng). Trong bài nghiên cứu này, tác giả sẽ giới thiệu đến người đọc về phương pháp này cũng như hướng dẫn áp dụng hiệu quả vào quá trình học từ vựng.
Spaced Repetition là gì?
Phương pháp lặp lại ngắt quãng (Spaced repetition) là một kỹ thuật ghi nhớ liên quan đến việc xem xét và gợi nhớ lại thông tin ở các khoảng cách tối ưu cho đến khi thông tin được học ở mức đủ. Hay nói cách khác, người học càng cảm thấy khó khăn trong việc ghi nhớ từ vựng nào, thì thời gian giữa hai lần ôn tập từ vựng đó càng ngắn và ngược lại.
Ví dụ:
- Hôm nay (thứ 2), người học có một list từ vựng mới người học vừa ôn luyện. Ngay ngày mai (thứ 3), người học quyết định ôn tập lại list từ vựng này nhưng vẫn còn cảm thấy khó khăn trong việc ghi nhớ. Lúc này, nếu áp dụng phương pháp học tập ngắt quãng, người học sẽ phải tiếp tục yêu cầu người học ôn tập lại list từ vựng này ngày tiếp theo.
- Trong ngày tiếp theo (thứ 4), người học cảm thấy bản thân đã có thể ghi nhớ khá tốt được list từ vựng. Áp dụng phương pháp lặp lại ngắt quãng, người học có thể dãn thời gian ôn tập lại list từ vựng này ra 2,3 ngày sau mới phải tiếp tục ôn lại.
- Cứ thế, người học càng cảm thấy list từ vựng dễ dàng bao nhiêu, thời gian giữa hai lần ôn tập càng có thể kéo dài bấy nhiêu.
Lịch sử ra đời và cơ sở khoa học của phương pháp Spaced Repetition (Lặp lại ngắt quãng)
Sự ứng dụng nguyên lý Spaced Repetition (Lặp lại ngắt quãng) được giáo sư Cecil Alec Mace đề cập đến lần đầu qua quyển “Tâm lý trong việc học” (Psychology of Study) vào năm 1932. Trong những năm sau đó, kỹ thuật này cũng được áp dụng trong nghiên cứu nhận thức con người và điều trị cho các bệnh nhân Ailzemer.
Tuy nhiên chỉ mãi đến năm 1985, người ta mới có cái nhìn toàn diện và khoa học về phương pháp này thông qua những nghiên cứu của nhà tâm lý học nổi tiếng người Đức Hermann Ebbinghaus. Một trong những phát hiện quan trọng của Hermann Ebbinghaus là tìm ra quy luật của trí nhớ, theo đó trong điều kiện không có sự ôn tập hay gợi nhớ, hầu hết thông tin mà một người học được sẽ mất đi một vài ngày sau đó.
Hình bên dưới là Đường cong quên lãng được Ebbinghaus tổng hợp từ các thí nghiệm của ông. Có thể thấy, đường cong này đặc biệt dốc ở những ngày đầu tiên sau khi người học tiếp nhận thông tin, đồng nghĩa với việc lượng kiến thức còn đọng lại trong trí nhớ của họ suy giảm đáng kể. Tuy nhiên, sau một khoảng thời gian, độ dốc của đường giảm dần và người học vẫn nhớ được một phần nhỏ thông tin.
Sự ứng dụng nguyên lý Spaced Repetition (Lặp lại ngắt quãng) được giáo sư Cecil Alec Mace đề cập đến lần đầu qua quyển “Tâm lý trong việc học” (Psychology of Study) vào năm 1932. Trong những năm sau đó, kỹ thuật này cũng được áp dụng trong nghiên cứu nhận thức con người và điều trị cho các bệnh nhân Ailzemer.Tuy nhiên chỉ mãi đến năm 1985, người ta mới có cái nhìn toàn diện và khoa học về phương pháp này thông qua những nghiên cứu của nhà tâm lý học nổi tiếng người Đức Hermann Ebbinghaus. Một trong những phát hiện quan trọng của Hermann Ebbinghaus là tìm ra quy luật của trí nhớ, theo đó trong điều kiện không có sự ôn tập hay gợi nhớ, hầu hết thông tin mà một người học được sẽ mất đi một vài ngày sau đó.Hình bên dưới là Đường cong quên lãng được Ebbinghaus tổng hợp từ các thí nghiệm của ông. Có thể thấy, đường cong này đặc biệt dốc ở những ngày đầu tiên sau khi người học tiếp nhận thông tin, đồng nghĩa với việc lượng kiến thức còn đọng lại trong trí nhớ của họ suy giảm đáng kể. Tuy nhiên, sau một khoảng thời gian, độ dốc của đường giảm dần và người học vẫn nhớ được một phần nhỏ thông tin.
Sự ứng dụng nguyên lý Spaced Repetition (Lặp lại ngắt quãng) được giáo sư Cecil Alec Mace đề cập đến lần đầu qua quyển “Tâm lý trong việc học” (Psychology of Study) vào năm 1932. Trong những năm sau đó, kỹ thuật này cũng được áp dụng trong nghiên cứu nhận thức con người và điều trị cho các bệnh nhân Ailzemer.Tuy nhiên chỉ mãi đến năm 1985, người ta mới có cái nhìn toàn diện và khoa học về phương pháp này thông qua những nghiên cứu của nhà tâm lý học nổi tiếng người Đức Hermann Ebbinghaus. Một trong những phát hiện quan trọng của Hermann Ebbinghaus là tìm ra quy luật của trí nhớ, theo đó trong điều kiện không có sự ôn tập hay gợi nhớ, hầu hết thông tin mà một người học được sẽ mất đi một vài ngày sau đó.Hình bên dưới là Đường cong quên lãng được Ebbinghaus tổng hợp từ các thí nghiệm của ông. Có thể thấy, đường cong này đặc biệt dốc ở những ngày đầu tiên sau khi người học tiếp nhận thông tin, đồng nghĩa với việc lượng kiến thức còn đọng lại trong trí nhớ của họ suy giảm đáng kể. Tuy nhiên, sau một khoảng thời gian, độ dốc của đường giảm dần và người học vẫn nhớ được một phần nhỏ thông tin.
Áp dụng hiệu quả phương pháp Spaced Repetition trong học từ vựng
Sử dụng flashcards (Leitner System)

Theo đó, để chuẩn bị cho phương pháp này, người học cần có 5 chiếc hộp từ vựng đánh số từ 1 đến 5 cũng như các thẻ ghi nhớ với một mặt ghi từ và mặt còn lại chú thích ý nghĩa, phát âm, cách sử dụng,… của từ đó.
Người học xếp tất cả flashcard ghi từ vựng mới học vào hộp thứ nhất, mỗi khi trả lời đúng một flashcard thì di chuyển nó sang hộp thứ hai, nếu vẫn trả lời sai thì để nguyên từ đó trong hộp thứ nhất.
Lặp lại quá trình tương tự đối với các hộp tiếp theo. Ví dụ, ở hộp thứ hai, những flashcard trả lời đúng sẽ được di chuyển sang hộp thứ ba, những từ trả lời sai sẽ bị đưa về hộp thứ nhất. Cứ như thế cho đến khi tất cả các flashcard của người học đến được hộp thứ 5, đồng nghĩa với việc đã kết thúc chu kỳ ôn tập.
Với phương pháp này tất cả nội dung đã học sẽ được lặp đi lặp lại cho đến khi người học đã nhớ thông tin. Bên cạnh đó, ưu điểm của cách làm này là phân loại được từ vựng theo mức độ dễ – trung bình – khó để người học không học tràn lan mà chỉ phân bổ thời gian và công sức tập trung vào những từ vựng khó.
Tuy nhiên, phương pháp kết hợp giữa Spaced Repetition và thẻ ghi nhớ này cũng tồn tại một số bất lợi nhất định cho người học như:
- Thẻ từ vựng được làm bằng tay nên bị giới hạn nội dung thông tin đưa vào thẻ. Chẳng hạn như, người học không thể thêm hình ảnh minh họa hay file âm thanh ghi lại phát âm cho từ đó… khó khăn cho việc tạo ấn tượng đối với từ vựng,
- Bộ thẻ trở nên lộn xộn, khó quản lý khi lượng từ mới tăng lên đến hàng trăm, hàng nghìn từ.
- Khó tìm được khoảng thời gian ôn tập hợp ý cho mỗi hộp từ vựng. Ví dụ, người học sẽ ôn lại hộp thứ 2 sau mỗi 3 ngày, hộp thứ 3 sau mỗi 5 ngày,… Như vậy, phải có một lịch trình cụ thể ghi chép lại thời gian nào cần ôn hộp nào, dễ gây bối rối, chán nản cho người học.
Nguồn tham khảo:
Tamm, Sander. “Spaced Repetition: A Guide to the Technique – e-Student.” E, 12 Jan. 2023, https://e-student.org/spaced-repetition/.
Thuý Vy