
STEM SẮC MÀU HÓA HỌC
KẾT QUẢ THỰC HIỆN THÁNG CHUYÊN MÔN HÓA HỌC
CHỦ ĐỀ: “STEM SẮC MÀU HÓA HỌC”
Thực hiện kế hoạch nhiệm vụ năm học 2024 – 2025, trong tháng 11 năm 2024, tổ Hóa học trường THPT Nguyễn Đình Chiểu – Mỹ Tho tổ chức Tháng chuyên môn Hóa học với chủ đề “STEM SẮC MÀU HÓA HỌC”. Mục đích của hoạt động ngoại khóa là giúp học sinh củng cố kiến thức và kỹ năng thực hành bộ môn; đồng thời góp phần nuôi dưỡng niềm yêu thích, say mê nghiên cứu Hóa học nói riêng và khoa học nói chung cho học sinh toàn trường.
Tháng chuyên môn Hóa học với chủ đề “STEM SẮC MÀU HÓA HỌC” diễn ra từ ngày 04/11/2024 đến ngày 25/11/2024, được tổ chức cho toàn bộ học sinh nhà trường ở cả hai cơ sở. Tháng chuyên môn Hóa học gồm các hoạt động sau:
ü Khối 10: thiết kế bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
ü Khối 11: điều chế nến thơm.
ü Khối 12: điều chế xà phòng.
Sau 1 tháng phát động, các lớp đều rất tích cực tham gia hoàn thành sản phẩm và nộp đúng thời gian qui định, bên cạnh các lớp có chọn môn Hóa học trong chương trình giáo dục phổ thông, còn có sự tham gia của 4 lớp dù các em không chọn môn Hóa học nhưng các em rất nhiệt tình tham gia tháng chuyên môn Hóa học. Số lượng sản phẩm thu được như sau:
Khối 10: có 36 bảng hệ thống tuần hoàn.
Khối 11: có 51 sản phẩm nến thơm.
Khối 12: có 60 sản phẩm xà phòng.



Hình 1. Một số bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học của khối 10



Hình 2. Một số sản phẩm nến thơm của khối 11


Hình 3. Một số sản phẩm xà phòng của khối 12
Kết quả cuộc thi như sau:



Một số hình ảnh trong ngày tổng kết phát thưởng

Hình 4. Thầy Võ Hoài Nhân Trung – Hiệu trưởng và Thầy Huỳnh Ngọc Minh – Phó hiệu trưởng phát thưởng cho các tập thể khối 12 đạt giải.

Hình 5. Cô Bùi Thị Thanh Vân – Phó hiệu trưởng và Cô Đỗ Thị Bích Ngọc – Tổ trưởng tổ Hóa học phát thưởng cho các tập thể khối 10, khối 11 cơ sở chính đạt giải.

Hình 6. Thầy Lê Huỳnh Phước Hiệp – Phó hiệu trưởng – phát thưởng cho các tập thể khối 10, khối 11 – cơ sở 2 đạt giải.
Tổ Hóa học tin rằng với những hoạt động của tháng chuyên môn Hóa học đã giúp cho các em học sinh có những khoảng thời gian học tập bổ ích, vừa học vừa chơi, những kiến thức được hình thành trong lớp sẽ được khắc sâu mở rộng hơn ở ngoài lớp học. Bên cạnh đó, các em càng hiểu rõ hơn vai trò của việc liên hệ, ứng dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống, sự gắn kết mật thiết giữa lí thuyết và thực tiễn, từ đó phát triển nhiều hơn nữa các năng lực và kĩ năng cần thiết làm hành trang bước vào cuộc sống tương lai.
Văn Bá Lảnh – Tổ Hóa học